Giải pháp ứng phó đảm bảo an toàn cho các khu dân cư trong vùng sụt trượt hoặc có dấu hiệu nứt đất

PGS.TS. Nguyễn Đức Mạnh – Bộ môn Địa kỹ thuật, khoa Công trình, trường ĐH GTVT;ThS. Hoàng Kim Long- Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng giao thông Lào Cai. Nhận bài: ngày 21/11/2024; Phản biện: GS.TS. KTS. Đỗ Hậu, từ ngày 10/12/2024. Ngày duyệt đăng: 27/12/2024.

Bài báo trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết trượt đất và quá trình trượt đất, sơ lược qui mô trượt đất trung bình và lớn, loại hình trượt chậm và rất chậm. Khái quát chung giải pháp ứng phó sụt trượt giảm nhẹ thiệt hại về người cũng như tài sản. Khái quát đặc điểm chung sụt trượt và nứt đất tại một số khu vực dân cư hay cơ quan trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai sau đợt mưa bão số 3 tháng 9/2024, đồng thời đề xuất hướng ứng phó tương ứng.

Điểm dân cư ở Bảo yên, Lào Cai

Response solutions to ensure safety for residential areas in landslide areas or areas with signs of land cracking

Abstract: The article presents a summary of the theoretical basis of landslides and the landslide process, an outline of the scale of medium and large landslides, slow and very slow landslides. General overview of landslide response solutions to reduce damage to people and property. Overview of general characteristics of landslides and land cracking in some residential areas or schools in Lao Cai province after storm No. 3 in September 2024, and at the same time proposes corresponding response directions

For places with concentrated populations, schools or local government agencies within the area affected by landslides or where cracks appear on steep slopes, the issues that arise and need to be resolved include: Will landslides occur; when will they occur; do residents or construction works need to be relocated; where to relocate when the terrain in the area is steep and high; can structural measures be used to prevent them; what are the costs of relocation and handling them?

The above issue is even more complicated in Lao Cai province today, which suffered heavy damage from heavy rains from the circulation of storm No. 3 last September, at the same time many residential areas or schools in Bac Ha, Simacai, Bao Yen, Van Ban, Lao Cai city… are “located” in areas directly at high risk of landslides or right in areas where cracks appear. Both the large number of affected areas and the spread of almost the entire province, create great pressure on the economy and social security issues of the province to solve the above questions. In this article, based on the current situation of some residential areas or densely populated works in high-risk areas directly affected by landslides or within the large landslide area in Lao Cai province, the authors analyze and orient solutions to respond. Although not yet a specific proposed solution, it can contribute to supplementing the scientific basis associated with practice, with a harmonious approach and suitable for local resources, gradually overcoming the consequences of damage caused by floods in 2024 in the coming time.

Keywords: Landslide, land cracking phenomenon; High-risk residential areas; high risk; response solutions

  1. Đặt vấn đề

Nứt đất trên bề mặt bờ dốc là biểu hiện ban đầu của trượt đất, thường với các khối trượt có tốc độ dịch chuyển chậm đến cực kỳ chậm [1]. Có thể xuất hiện khi dỡ tải qui mô lớn như đào nền đường, đào sườn hay chân dốc tạo mặt bằng xây dựng… do thiếu kiểm soát, hay bởi mưa lớn hoặc mưa lũ cực đoan. Chẳng hạn mùa mưa lũ năm 2024 này, sụt trượt và lũ bùn đá gây thiệt hại đặc biệt lớn về người cũng như tài sản ở hàng loạt tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều khu vực sườn đồi hay sườn núi xuất hiện các vết nứt đất qui mô và có biên độ dịch chuyển khác nhau đe dọa tới khả năng mất an toàn của nhiều khu vực dân cư hay công trình xây dựng hiện hữu.

Với những nơi tập trung dân cư, trường học hay cơ quan chính quyền địa phương thuộc phạm vi ảnh hưởng sụt trượt hoặc trên sườn dốc xuất hiện nứt đất, vấn đề đặt ra và cần giải quyết bao gồm: Trượt đất có xảy ra không; khi nào xảy ra; cần di chuyển dân cư hay công trình xây dựng không; di chuyển đến vị trí nào khi mà trong vùng đều có địa hình dốc và cao; có xử lý bằng biện pháp công trình để chống giữ được không; chi phí di dời và xử lý thế nào …

Vấn đề nêu trên càng trở nên phức tạp hơn với tỉnh Lào Cai hiện nay, nơi chịu thiệt hại nặng nề bởi đợt mưa lớn từ hoàn lưu bão số 3 vào tháng 9 vừa qua, cùng thời điểm nhiều khu dân cư hay Trường học ở Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Yên, Văn Bàn, thành phố Lào Cai … “nằm trong” vùng trực tiếp nguy cơ cao ảnh hưởng sụt trượt hay ngay vùng xuất hiện nứt đất. Vừa nhiều số lượng khu vực ảnh hưởng, vừa trải rộng gần như khắp toàn tỉnh, tạo sức ép lớn tới nền kinh tế và vấn đề an sinh xã hội của tỉnh nhằm giải quyết các câu hỏi đã nêu.

Trong bài viết này, trên cơ sở thực trạng một số điểm dân cư hay công trình tập trung đông người thuộc vùng nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp sụt trượt hay trong phạm vi khối trượt lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, các tác giải phân tích và định hướng các hướng giải pháp ứng phó. Dù chưa phải giải pháp đề xuất cụ thể, nhưng có thể góp bổ sung cơ sở khoa học gắn với thực tiễn, với cách tiếp cận hài hòa và phù hợp thực tế nguồn lực địa phương, từng bước khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ năm 2024 này trong thời gian tới.

  1. Qúa trình trượt đất đá

Trượt đất đá (landslide) là quá trình dịch chuyển khối vật liệu đất đá từ đỉnh hay sườn dốc xuống chân dốc dưới tác động của trọng lực, xảy ra trên các sườn dốc không ổn định. Quá trình này có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài theo thời gian, phụ thuộc vào đặc điểm địa chất, điều kiện môi trường và các yếu tố kích hoạt. Tập trung chính để phân tích ở đây loại hình trượt chậm đến rất chậm, với qui mô trung bình tới lớn.

* Qui mô trượt đất

Theo Cruden và Varnes (1996) [1], khi khối trượt có thể tích 10000 – 1000000m3 ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng và môi trường khu vực được xếp loại trượt lớn (Large slide); trượt rất lớn khi  > 1000000m3; và khi có thể gây thiệt hại cục bộ với thể tích 1000 – 10000m3 được xếp loại qui mô trung bình. Quan điểm khác (Hungr, O. et al., 2014) [2], khi khối đất đá trượt gây tác động ở mức độ khu vực, có thể đe dọa đến tính mạng con người, được xếp loại trượt trung bình và tương ứng 1000 – 100000m3 đất đá; trượt lớn khi khối đất đá trượt gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể làm thay đổi địa hình và tương ứng thể tích 100000 – 10000000m3, còn khi >10000000m3 được gọi là trượt khổng lồ (Giant slide).

Một phân loại khác cho rằng, trượt lớn gắn liền với các thảm họa tự nhiên lớn, khi mà thể tích đất đá trượt >1000000m3; và trượt trung bình có lượng đất đá 10000 – 1000000 m3 có thể ảnh hưởng đến khu vực rộng lớn (Glade, T., & Crozier, M. J., 2005) [3]. Còn Fell R. et al. (1995) [4] cho rằng, trượt lớn (Large) có đặc điểm thường gây hậu quả nghiêm trọng, cần ứng phó khẩn cấp, tương ứng với thể tích đất đá trượt >100000m3; và ở qui mô trượt trung bình (10000 – 100000 m3) đã có thể tác động ở mức khu vực, đòi hỏi các biện pháp giảm nhẹ.

* Tốc độ trượt đất

Khi xem xét tốc độ dịch chuyển (tốc độ trượt), Varnes D. J. (1978) [5] cho rằng, trượt chậm (Slow) khi tốc độ 0.1 – 10 mm/ngày và dịch chuyển có thể đo đạc nhưng khó nhận biết, còn kiểu rất chậm (Extremely slow) khi tốc độ < 0.1 mm/ngày thì khi đó hầu như không thể quan sát được dịch chuyển bằng mắt thường. Năm 1996, Cruden D. M. & Varnes D. J. [1] chuẩn hóa lại và cho rằng, khi tốc độ dịch chuyển khối đất đá 16 mm/năm – 1.6 m/năm được xếp loại trượt chậm (Slow), khi <16mm/năm thuộc loại rất chậm (Extremely slow).

Phân loại khác (Hungr O. et al., 2001) [6], trượt chậm khi  tốc độ dịch chuyển tương đối 10 mm/năm – 1 mm/giờ và khi ấy tác động địa chấn kéo dài, có thể gây ảnh hưởng công trình, còn khi < 10 mm/năm được các tác giả xếp vào lại rất chậm. Theo Keefer (1984) [7], trượt chậm khi tốc độ dịch chuyển khối đất đá 1 mm/tháng – 1 m/năm, và rất chậm chúng là các chuyển động dài hạn ở sườn dốc có tốc độ < 1 mm/tháng.

* Các yếu tố ảnh hưởng trượt đất

Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến trượt đất đá gồm nội tại (Intrinsic factors) và ngoại cảnh (Extrinsic factors). Nhóm nội tại theo Terzaghi (1950) [9] có thể tới: (1) Địa chất (loại đất đá, cấu trúc địa tầng, và mức độ nứt nẻ); (2) Đặc tính cơ học khối đất đá (độ bền cắt, tính thấm, và khả năng chịu tải); (3) Địa hình (độ dốc, hướng dốc, và chiều dài bờ dốc). Các yếu tố ngoại cảnh như Keefer (1984) [10] liệt kê có: (1) Mưa lớn, sự thấm nước làm tăng áp lực lỗ rỗng và giảm sức kháng cắt; (2) Động đất gây rung động và làm giảm sự ổn định của mái dốc; (3) Hoạt động nhân sinh (đào, đắp, xây dựng, hoặc phá rừng, canh tác nông nghiệp hay nuôi thủy sản trên sườn hoặc đỉnh dốc…).

* Quá trình trượt đất

Quá trình trượt đất, mà ở đây xem xét các vị trí xuất hiện vết nứt đất nhưng chưa trượt, có thể thuộc loại trượt chậm đến rất chậm, không liên tục và tùy yếu tố kích hoạt khi mưa mùa. Về cơ bản, thường gồm các giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu, giai đoạn tiền trượt (Preparation phase, Pre-failure stage)

Theo Cruden & Varnes (1996) [1], là giai đoạn tích tụ hay tích lũy ứng suất và biến dạng trong khối đất đá. Các yếu tố như mưa lớn, động đất, hoặc tác động nhân tạo (đào, đắp, xây dựng) có thể làm giảm sự ổn định của bờ dốc. Quá trình này thường diễn ra chậm và có thể được phát hiện qua các dấu hiệu như vết nứt bề mặt, biến dạng địa hình, hoặc thấm và thoát nước bất thường. Suy giảm độ bền của đất đá bởi nước và biến dạng khối. Cũng trong giai đoạn này, Hutchinson (1988) [8] nhấn mạnh vai trò của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh trong việc chuẩn bị trượt.

Giai đoạn 2: Giai đoạn trượt, hay giai đoạn dịch chuyển (Failure stage/ Movement Phase)

Theo Varnes (1978) [5], các biến dạng tiếp tục tích lũy đến mức đạt ngưỡng mà ma sát hoặc lực dính đơn vị không còn đủ để giữ ổn định, chúng diễn ra khi sức kháng cắt của đất đá bị vượt qua bởi ứng suất cắt, dẫn đến sự dịch chuyển của khối trượt. Tốc độ và quy mô của giai đoạn này phụ thuộc vào đặc điểm vật liệu đất đá và điều kiện kích hoạt. Ở giai đoạn này, năm 1996 Cruden và Varnes [1] đã phân loại tốc độ dịch chuyển và mô tả chi tiết cơ chế trượt.

Giai đoạn 3: Giai đoạn sau trượt (Post-failure stage)

Giai đoạn này, theo Hutchinson (1988) [8], khối trượt đạt trạng thái cân bằng mới hoặc tiếp tục dịch chuyển chậm hay rất chậm trong một thời gian dài. Có thể xảy ra sự tái kích hoạt nếu điều kiện môi trường thay đổi, chẳng hạn như mưa lớn bất thường hoặc sự rung động từ động đất.

Theo Terzaghi (1950) [9], đây là giai đoạn cân bằng tạm thời (Temporary Stabilization Phase). Theo đó, quá trình trượt có thể tạm thời ngừng hoặc giảm tốc độ do điều kiện môi trường ổn định hơn hoặc lực cản tăng lên và có thể quan sát thấy sự ổn định tương đối trong một khoảng thời gian.

Các nghiên cứu sau này của Glade và Crozier (2005) [3] tổng hợp các trường hợp trượt đất lớn trên thế giới và nhấn mạnh các điều kiện dẫn đến ngừng trượt (Termination Phase). Khối trượt đạt trạng thái ổn định dài hạn hoặc ngừng dịch chuyển hoàn toàn do cân bằng lực hay mô men được tái thiết lập, khi đó không còn dịch chuyển đáng kể hoặc chỉ có những thay đổi rất nhỏ.

  1. Tổng quan về giải pháp ứng phó trượt đất

Nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản tại khu vực nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp trượt đất đá, thông thường được chia thành ba nhóm giải pháp chính: (1) Kỹ thuật; (2), Quản lý và quy hoạch; và (3) Nâng cao nhận thức cộng đồng.

(1) Giải pháp kỹ thuật

  • Gia cố bờ dốc và kiểm soát ổn định (Varnes D.J., 1978; Hutchinson J. N., 1988) [5], [8]: Xây dựng các công trình chống đỡ (tường chắn, cọc khoan nhồi …); Cải thiện thoát nước trong bờ dốc để giảm áp lực lỗ rỗng trong đất; Sử dụng các phương pháp gia cố khối đất đá (neo đất, đinh đất, cọc, bơm vữa xi măng …).
  • Giảm tải hoặc thay đổi hình dạng bờ dốc (Cruden D. M. & Varnes D. J., 1996) [1]: Đào hạ cấp, tạo cấp hay làm thoải bờ dốc bằng việc cắt bớt đất ở phần trên bờ dốc hoặc đắp thêm vật liệu ổn định ở chân dốc để giảm nguy cơ dịch chuyển, tăng lực hay mô men giữ.
  • Cảnh báo sớm và giám sát (Glade T. & Crozier M. J., 2005) [3]: Lắp đặt hệ thống cảm biến đo nghiêng, đo biến dạng hoặc áp lực nước lỗ rỗng … để giám sát hoạt động của khối trượt; Sử dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS … để theo dõi vùng nguy cơ.

(2) Giải pháp quản lý và quy hoạch

  • Di dời dân cư khỏi vùng nguy hiểm (Keefer D. K., 1984) [7]: Đánh giá và phân vùng nguy cơ, vùng rủi ro thậm chí vùng ảnh hưởng để lập bản đồ chi tiết các khu vực nguy hiểm; Khi nguy cơ trượt đất không thể kiểm soát, di dời dân cư ra khỏi vùng nguy cơ cao đến các khu vực an toàn hơn.
  • Hạn chế hoạt động xây dựng (Terzaghi K., 1950; Highland L. M. at al., 2008) [9], [11]: Cần có hành lang pháp lý mạnh, quy định chặt chẽ về xây dựng và sử dụng đất tại vùng nguy cơ trượt, bao gồm hạn chế các công trình xây dựng lớn hoặc khai thác tài nguyên; Tăng độ che phủ thực vật.
  • Quy hoạch sử dụng đất (Fell et al., 1995) [4]: Đưa ra quy hoạch phù hợp với điều kiện địa chất, bao gồm tạo vùng đệm hoặc bảo vệ rừng đầu nguồn để giảm nguy cơ gây trượt.

(3) Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng

  • Tuyên truyền và giáo dục (Glade T. & Crozier M. J., 2005) [3]: Đào tạo cộng đồng về nhận biết dấu hiệu tiền trượt (vết nứt, biến dạng mặt đất, nước xuất). Cung cấp hướng dẫn về cách ứng phó khi xảy ra sự cố trượt.
  • Kế hoạch sơ tán và ứng phó khẩn cấp (Cruden D. M. & Varnes D. J., 1996) [1], [12]: Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp, bao gồm lộ trình sơ tán và các điểm tập trung an toàn. Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó của người dân thông quan tập huấn và tổ chức các buổi diễn tập định kỳ.
  • Hỗ trợ cộng đồng phục hồi sau thiên tai (Keefer D. K., 1984) [10]: Cung cấp hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để người dân tái thiết cuộc sống sau sự cố.
  1. Sụt trượt và nứt đất khu dân cư hay công trình tập trung đông người ở Lào Cai đợt mưa lũ tháng 9/2024 và hướng ứng phó

Đợt mưa lũ tháng 9/2024 vừa qua đã kích hoạt sụt trượt đất đá trên diện rộng ở tỉnh Lào Cai. Nhiều khu vực dân cư từng yên ổn sinh sống từ rất lâu, cũng đã xuất hiện sụt trượt đất đá với qui mô đa dạng, tính chất phức tạp và gây thiệt hại về người cũng như tài sản chưa từng có với địa phương này. Ngoài sụt trượt, hiện tượng nứt đất trên bề mặt sườn đồi núi xuất hiện phổ biến, nhiều nơi trong số đó là khu dân cư, trường học, ủy ban nhân dân xã.

Hình 1. Nứt đất, chuyển vị nền trường mầm non Thẩm Dương Hình 2. Trượt nền điểm trường Tà Khuẩn

Kết quả khảo sát và nguồn tài liệu từ Công ty CPTVXD Giao thông Lào Cai (LECCO), có thể tổng hợp thành 3 kiểu chính về sụt trượt hay nứt đất tiềm ẩn nguy có mất an toàn tới khu dân cư hay nơi tập trung đông người gồm: (1) Sụt trượt, nứt đất tại mặt bằng khu dân cư, trường học hay cơ quan – Kiểu 1; (2) Sụt trượt, nứt đất bờ dốc ngay sau hay ngay phía trên khu dân cư, trường học hay cơ quan – Kiểu 2; (3) Sụt trượt, nứt đất bờ dốc phía trên khu dân cư, trường học hay cơ quan với một khoảng cách nhất định – Kiểu 3.

* Kiểu 1: Thuộc kiểu này, nứt đất hay sụt trượt trực tiếp đe dọa an toàn con người đang sinh sống hay sinh hoạt làm việc, nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn công trình xây dựng. Phổ biến qui mô trung bình, kiểu trượt đất đá hỗn hợp. Ví dụ như tại trường mầm non Thẩm Dương, Văn Bàn; Điểm trường Tà Khuẩn, Sơn Thủy, Văn Bàn; Trường PTDTBT THCS xã Lủng Thẩn, Si Ma Cai; Khu nghỉ dưỡng tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, Sa Pa; Khu dân cư đường 23-9 phường Pom Hán, Tp. Lào Cai …

Hình 3. Sụt trượt nền trường THCS xã Lủng Thẩn Hình 4. Sụt trượt nền khu nghỉ dưỡng tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam tại Sa Pa

Hình 5. Nứt đất mặt nền khu dân cư đường 23-9 phường Pom Hán

* Kiểu 2: Thuộc kiểu này, nứt đất hay sụt trượt sườn đồi hay núi là ta luy dương nằm ngay sau các công trình, đường di chuyển khối đất đá khi sụt trượt xảy ra ngắn và cũng trực tiếp đe dọa an toàn con người đang sinh sống hay sinh hoạt làm việc, nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn công trình xây dựng. Phổ biến qui mô trung bình đến lớn, kiểu trượt đất đá hỗn hợp thường phổ biến. Ví dụ như tại trường PTDTBT THCS xã Sán Chải, Si Ma Cai; Sụt trượt và nứt đất bờ dốc ta luy dương ĐT153, Si Ma Cai; Khu nghỉ dưỡng tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, Sa Pa; Khu dân cư đường 23-9 phường Pom Hán, Tp. Lào Cai; Trụ xã UBND xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà …

Điển hình như cụm dân cư trên ĐT153 gần trường tiểu học số 1 thị trấn Si Ma Cai; các cụm dân cư trên đường 19-5 nơi gần khác sạn A27 và

Hình 10. Sụt trượt ngày sau trụ xã UBND xã Nậm Khánh

* Kiểu 3: Ở kiểu này, nứt đất hay sụt trượt sườn đồi hay núi là ta luy dương nằm sau các công trình nhà ở hay cơ quan trường học với một khoảng cách nhất định, đường di chuyển khối đất đá khi sụt trượt xảy ra có một khoảng cách nhất định, có thể đe dọa an toàn con người đang sinh sống hay sinh hoạt làm việcnguy cơ gây mất an toàn công trình xây dựng. Phổ biến qui mô trung bình đến lớn, kiểu trượt đất đá hỗn hợp hoạt đất sụt. Ví dụ như tại Khu dân cư chân dốc phía đường 19.5 thị trấn Si Ma Cai, Si Ma Cai; Sườn dốc khu vực trường THCS xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà …

Hình 11. Khu dân cư chân dốc phía đường 19.5 Si Ma Cai Hình 12. Sườn dốc khu vực trường THCS xã Nậm Lúc

Với nhưng thông tin rất cơ bản và chưa đủ chi tiết với từng vị trí nghiên cứu như đã nêu, nên việc đề xuất giải pháp ứng phó hay xử lý cụ thể không khả thi. Trong bài viết này, bước đầu đề xuất hướng ứng xử tương ứng 03 kiểu chính như đã tổng hợp và trình bày trên.

Theo đó, đề xuất và định hướng giải pháp ứng phó theo nguyên tắc giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, phù hợp thời điểm hiện tại với số lượng điểm sụt trượt hay nguy cơ sụt trượt nhiều và nguồn lực kinh tế địa phương, và chưa khái toán chi phí cụ thể. Theo đó, với Kiểu 1 và 2, căn cứ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá chi tiết tùy theo từng vị trí cụ thể nhằm xác định qui mô, loại hình, các yếu tố điều kiện và kích hoạt trượt, cơ chế dịch chuyển … tiến hành theo hướng xử lý bằng giải pháp kỹ thuật triệt để phù hợp. Kiểu 3, trên cơ sở các phân tích kỹ thuật và thực tế, sẽ là phù hợp hơn trong thời điểm này khi kết hợp các giải pháp kỹ thuật cơ bản, chi phí thấp với các biện pháp quan trắc giám sát trực tiếp ít yêu cầu kỹ thuật về hệ thống đồng bộ như bằng Camera, dịch chuyển trên bề mặt và tích hợp hệ thống IoT để truyền và xử lý dữ liệu quan trắc.

  1. Lời kết

Sụt trượt và các vùng đất không ổn định xuất hiện dưới tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố điều kiện và yếu tố kích hoạt. Ngoài các yếu tố tự nhiên (địa hình, địa chất, khí hậu – thủy văn, địa chất thủy văn …), không thể không nhắc tới yếu tố tác động bởi con người trong các hoạt động Kinh tế – Kỹ thuật (xây dựng, khai thác tài nguyên lãnh thổ, sản xuất nông lâm nghiệp …), đặc biệt với những giai đoạn đầu tập trung cho phát triển kinh tế đất nước như hiện nay ở nước ta.

Với số lượng lớn vị trí đã xuất hiện sụt trượt và nguy cơ sụt trượt liên quan tới các khu vực dân cư hay nơi tập trung đông người như hiện nay trên địa bàn Lào Cai, việc đồng thời sử dụng 1 cách tiếp cận xử lý hay di dời gặp khó khăn không chỉ nguồn lực kinh tế mà còn mặt bằng. Vì thế, việc tiến hành là khảo sát, phân tích và đánh giá chi tiết về đặc điểm, loại hình, qui mô, mức độ rủi ra và ảnh hưởng … làm căn cứ phân cấp ưu tiên xử lý, phân loại giải pháp ứng phó cần thiết và quan trọng.

Với địa hình miền núi cao, dốc và nguồn tài nguyên đất có hạn như ở Lào Cai, cũng  không phải dễ dàng mỗi khi muốn di dời các khu dân cư hay cơ quan trường học thuộc phạm vi nguy cơ ảnh hưởng bởi sụt trượt. Hơn thế, việc di dời dân cư ngoài vấn đề kinh phí và mặt bằng, yếu tố văn hóa, thói quen và tập quán của mỗi nơi cũng là những nội dung cần xem xét mỗi khi cần tiến hành.

Tài liệu tham khảo

[1]. Cruden, D. M., & Varnes, D. J. (1996). Landslide types and processes. In Turner, A. K., & Schuster, R. L. (eds.), Landslides: Investigation and Mitigation. Transportation Research Board Special Report 247, National Academy Press, Washington, D.C., pp. 36–75.

[2]. Hungr, O., Leroueil, S., & Picarelli, L. (2014). The Varnes classification of landslide types, an update. Landslides, 11(2), 167–194.

[3]. Glade, T., & Crozier, M. J. (2005). Landslide hazard and risk. Wiley.

[4]. Fell, R., et al. (1995). A framework for landslide risk assessment and management. Landslide Risk Assessment, 3–24.

[5]. Varnes, D. J. (1978). Slope movement types and processes. In Schuster, R. L., & Krizek, R. J. (eds.), Landslides: Analysis and Control. Transportation Research Board Special Report 176, National Academy of Sciences, Washington, D.C., pp. 11–33.

[6]. Hungr, O., Evans, S. G., & Bovis, M. J. (2001). A review of the classification of landslides of the flow type. Environmental & Engineering Geoscience, 7(3), 221–238.

[7]. Keefer, D. K. (1984). Landslides caused by earthquakes. Geological Society of America Bulletin, 95(4), 406–421.

[8]. Hutchinson, J. N. (1988). Morphological and geotechnical parameters of landslides in relation to geology and hydrogeology. Proceedings of the 5th International Symposium on Landslides. Balkema, Rotterdam.

[9]. Terzaghi, K. (1950). Mechanisms of landslides. In Paige, S. (ed.), Application of Geology to Engineering Practice. Geological Society of America. pp. 83–123.

[10] Keefer, D. K. (1984). Landslides caused by earthquakes. Geological Society of America Bulletin, 95(4), 406–421.

[11] Highland, L. M., & Bobrowsky, P. T. (2008). The Landslide Handbook: A Guide to Understanding Landslides. U.S. Geological Survey.

[12] UNDRR (United Nations Office for Disaster Risk Reduction). (2015). Sendai Framework for Disaster Risk Reduction 2015–2030

 

Bài viết cũ hơn