Các phương án đạt giải cao cuộc thi tôn vinh tinh thần văn hóa lịch sử về Phật hoàng Trần Nhân Tông

Cuộc thi “Tương lai bắt nguồn từ quá khứ”. Cuộc thi nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Kết quả cuộc thi đã được công bố ngày 15/211/2021, với hai Giải Nhất; 01 Giải Nhì; 01 Giải Ba và 06 giải Sáng tạo. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày kỷ niệm dỗ tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông, ngày 04/12/2021 tại vùng đất Yên tử, Quảng Ninh.

“Tương lai bắt nguồn từ quá khứ” là cuộc thi về ý tưởng thiết kế quy hoạch chi tiết, kiến trúc cảnh quan và kiến trúc công trình cho khu du lịch văn hóa tâm linh Ngọa Vân – Hồ Thiên, trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt về vị vua anh minh Trần Nhân Tông – Vị Phật tổ đầu tiên sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên tử. Cuộc thi được dành cho giới sinh viên trên toàn quốc.

Giải Nhất

Hai đồ án xuất sắc nhất cuộc thi, đại diện cho 2 hạng mục là Quy hoạch kiến trúc cảnh quanKiến trúc công trình đã được trao cho đồ án “Làng thiền Trúc Lâm” và “Bảo tàng Trần Nhân Tông và cầu cảnh quan”. Hai phương án đoạt Giải Nhất này đều của cùng một nhóm tác giải, gồm các sinh viên: Trần Trung Ngạn (khóa 17K7); Nguyễn Đăng Hải (khóa 16K7) và Vũ Văn Thiệu (khóa 17K7) thuộc trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

Phương án Làng thiền Trúc Lâm: là công trình phục vụ nghỉ dưỡng theo chủ đề Thiền. Địa điển thiết kế tại Xã An Sinh, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh,  thuộc cụm di tích Ngọa Vân – Hồ Thiên.

Mặt bằng tổng thể “Làng thiền Trúc Lâm” – đồ án Giải Nhất về quy hoạch kiến trúc cảnh quan

Ý tưởng thiết kế: Làng thiền trúc lâm tại Ngọa Vân Yên là một tổ hợp nghỉ dưỡng kết hợp với Thiền tập. Với mong muốn đưa tới một không gian không những mang lại sự thanh thản, sáng suốt. Bên cạnh đó việc ưu tiên cho không gian “thiền tĩnh” còn giúp chúng ta chống lại những ô nhiễm nghiêm trọng của thời đại, chủ nghĩa vật chất, tiêu dùng, và sự phân tán tư tưởng gây nên bởi thiết bị số.

Không gian trong đồ án mở ra một không gian giúp con người ngắt kết nối với những yếu tố hỗn tạp bên ngoài và kết nối với Mẹ thiên nhiên và chính bản thân nội tại bên trong bản thân con người. Không gian Thiền tập sẽ đưa nhịp thở mong manh của trái tim bạn hoà một nhịp với nhịp thở hùng tráng của thiên nhiên. Tính tương tác với các yếu tố Gió- Nước- Đất- Cỏ được gia tăng qua mỗi không gian thiền định, dựa trên triết lý kiến trúc dẫn dắt cảm xúc, đưa con người qua các tầng lớp cảm xúc.

Bảo tàng Trần Nhân Tông & Cầu cảnh quan: Giải Nhất về kiến trúc công trình: 

Ý tưởng thiết kế: Xuất phát từ chính hành trình cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông bao gồm hai quãng đời gánh vác việc nước và giác ngộ Phật pháp, kế thừa và song hành với nhau theo triết lý: “Cư trần lạc đạo”. Nhóm tác giả đưa ra ý tưởng về một không gian kiến trúc bảo tàng bao gồm hai thành phần chính là Đời và Đạo.

Hai thành phần không gian này riêng biệt nhưng tác động qua lại chặt chẽ đúng tinh thần nhập thế của Phật hoàng. Không gian Đạo thể hiện sự giác ngộ được đặt ở trung tâm, vững vàng và an tĩnh. Mặc dù xung quanh các biến cố dữ dội của dân tộc, của cuộc đời vần xoay, nhưng bậc chuyển luân Thánh vương với tâm trong sáng, tuệ soi đường, vẫn an nhiên tìm được hướng đi cho quốc gia, dân tộc và cho thiền phái của mình.

Lớp thứ 02 chính là không gian cảm nhận triết lý Cư trần lạc đạo một cách rõ nét nhất, với hệ vì kèo mái và bóng đổ gợi nhắc mối liên hệ tuy vô hình mà rất mật thiết giữa Đời và Đạo và là KG kết nối giữa 2 khối đặc

Lớp thứ 03 quan trọng nhất nằm ở trung tâm, như một tịnh thất với kinh sách vây quanh,….., không gian này trưng bày khoảng thời gian Phật Hoàng khi đã là Thái Thượng Hoàng và cũng là sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm.

Giải Nhì: Phương án Mê Cung

Mê cung cây xanh lấy ý tưởng từ triết lý phật giáo Tứ diệu đế và Bát chính đạo, tượng trưng cho con đường diệt khổ đi đến hạnh phúc. Phương án của Nhóm thiết kế Enlightment, gồm các nữ sinh viên: Trần Thị Hồng Chi; Nguyễn Lê Nọc Lâm, Lê Bích Diệp

MÊ CUNG được thiết kế không phải có mục đích giúp người ta vượt khỏi bản ngã, cũng không phải là toàn giác, mà chỉ là buông xả việc chấp chặt bản ngã một ít để được hạnh phúc, mạnh khoẻ và thảnh thơi hơn. Dù thế, nó giúp ta có được một ý niệm về sự rộng mở tâm thức và tìm về tâm an lạc của mình. Một tâm thức an bình, một thái độ rộng mở, một tính cách hoan hỷ.

Nằm trong quần thể công viên Phật giáo trên khu Bãi Đá Chồng với diện tích 0.5ha. Theo quy hoạch tổng thể, MÊ CUNG CÂY XANH được lấy ý tưởng từ Bát Chánh đạo trong Phật giáo, tượng trưng cho con đường diệt khổ, đi đến hạnh phúc của Phật tử. Với thiết kế ý tưởng thiên về cảnh quan với các vườn hoa, cây xanh tạo nên một mê cung trải nghiệm cho du khách đi dạo, tham quan tìm ra chữ Ngộ của mỗi người khi đến thăm quan và trải nghiệm.

Giải Ba: Đồ án “Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thảo dược Đông Triều”

Đồ án của sinh viên Nguyến Thị Bích Thảo – Đại học Kiến trúc Hà Nội

Ý tưởng thiết kế: Phát triển một trung tâm nghiên cứu thảo dược và loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch sinh thái vùng đông bắc Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt dộng du lịch dựa trên khai thác di sản đang làm thiệt hại “nguồn vốn tự nhiên”. Đề đánh đổi cho những công trình hoành tráng, hàng trăm ng-hìn héc-ta rừng đã bị chặt phá cùng với đó là sự biến đổi cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên cũng như môi trường sinh sôi và phát triển của các loài thảo dược.

Giải Sáng tạo: 6 đồ  án đạt giải Sáng tạo (bài tiếp theo)

 

 

 

Bài viết cũ hơn