Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024

Ngày 8/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA), tham gia truyền đạt chuyên đề “Quản lý quy hoạch đô thị và những vấn đề đặt ra đối với quản lý đô thị di sản thiên niên kỷ”. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024

Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo lớp bồi dưỡng.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024
Các đại biểu dự lớp bồi dưỡng.

Lớp bồi dưỡng diễn ra trong thời gian 1 ngày, nội dung tập trung vào 2 chuyên đề. Buổi sáng, các đại biểu đã nghe Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng truyền đạt chuyên đề “Quản lý quy hoạch đô thị và những vấn đề đặt ra đối với quản lý đô thị di sản thiên niên kỷ”.

Bồi dưỡng
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng truyền đạt chuyên đề “Quản lý quy hoạch đô thị và những vấn đề đặt ra đối với quản lý đô thị di sản thiên niên kỷ”.

Trong đó chuyên đề đã tập trung đánh giá thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý quy hoạch đô thị; thực trạng thực hiện quy trình lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị; kinh nghiệm quản lý quy hoạch đô thị ở một số quốc gia; một số vấn đề cần đổi mới trong công tác quản lý quy hoạch đô thị-trường hợp áp dụng cho Ninh Bình. Chuyên đề cũng đề cập tới một số vấn đề đặt ra với công tác quản lý đô thị di sản thiên niên kỷ.

Trong chuyên đề, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính cũng gợi mở một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả đô thị di sản thiên niên kỷ Ninh Bình: Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên; Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị di sản một cách đồng bộ, kết hợp giữa bảo tồn và phát triển hạ tầng hiện đại, đảm bảo tính bền vững và hài hòa với môi trường; Tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên trong các khu vực chức năng; Cần có quy định nghiêm ngặt về bảo tồn kiến trúc, cảnh quan và môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển đô thị và bảo vệ di sản văn hóa; Quản lý thực hiện theo quy hoạch, đảm bảo các hoạt động phát triển và bảo tồn tuân theo quy hoạch đã được phê duyệt; Xây dựng thương hiệu đô thị di sản…

Bồi dưỡng
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã trình bày chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên lợi thế cạnh tranh gắn với xây dựng đô thị di sản, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo”.

Buổi chiều, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã trình bày chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên lợi thế cạnh tranh gắn với xây dựng đô thị di sản, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo”. Chuyên đề tập trung vào các nội dung cốt lõi: Định vị Ninh Bình trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; Lý giải vì sao Ninh Bình phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên lợi thế cạnh tranh; Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa gắn với xây dựng đô thị di sản và khởi nghiệp sáng tạo.

Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương đã chỉ rõ những lợi thế cạnh tranh của Ninh Bình và gợi mở định hướng để Ninh Bình phát triển công nghiệp văn hóa gắn với đô thị di sản, khởi nghiệp sáng tạo.

Phát biểu chỉ đạo bế giảng lớp bồi dưỡng, đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của việc học tập suốt đời; ghi nhận tinh thần làm việc nghiêm túc, tâm huyết, trách nhiệm của giảng viên và các học viên. Đồng chí khẳng định hai chuyên đề được giới thiệu, truyền đạt đều là nội dung quan trọng và hết sức cần thiết, qua đó đã giúp các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh có một bức tranh tổng thể về quản lý quy hoạch đô thị, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý một số vấn đề cần nghiên cứu, tập trung triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy công nghiệp văn hóa, quản lý quy hoạch đô thị, xây dựng đô thị di sản nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của Ninh Bình trong thời gian tới. Đồng thời đề nghị trên cơ sở kiến thức thu nhận được từ lớp bồi dưỡng, mỗi cán bộ cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và cụ thể hóa trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần cùng tỉnh sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035 Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Báo Ninh Bình

Bài viết cũ hơn