Ngày Đô thị Việt Nam 8/11: Hướng tới phát triển bền vững đô thị Việt Nam

Ngày 8/11 hằng năm được chọn là “Ngày Đô thị Việt Nam” nhằm tôn vinh sự nghiệp quy hoạch và phát triển đô thị cả nước, tạo sự quan tâm chung của toàn xã hội đối với công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Đây là ngày hội lớn của các chính quyền đô thị, các chuyên gia cùng gặp gỡ, chia sẻ và lan tỏa thông điệp, hành động để xây dựng ngôi nhà chung đô thị có môi trường sống chất lượng, văn minh, hiện đại, góp phần phát triển bền vững đô thị nói riêng và quốc gia nói chung. 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận chất lượng đô thị chưa cao

Chuyên gia quốc tế đánh giá về sự phát triển đô thị Việt Nam
Cụ thể, tính đến tháng 10, cả nước có 902 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM; 22 đô thị loại 1; 36 đô thị loại 2; 45 đô thị loại 3; 94 đô thị loại 4; 703 đô thị loại 5. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng hơn 42,6% so với năm 1998.

Đồng thời, chất lượng đô thị được nâng cao theo hướng đồng bộ đáp ứng nhu cầu về môi trường sống và làm việc có chất lượng. Phát triển đô thị đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Bước đầu đã hình thành cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo; khoa học – công nghệ; giáo dục – đào tạo tại các đô thị lớn.

Bà Trần Thu Hằng – Vụ trưởng vụ Quy hoạch Kiến trúc Bộ Xây dựng chủ trì Hội thảo chuyên đề : Quy hoạch đô thị hướng tới phát triển đô thị bền vững. Ảnh trong bài Mộc Cỏ Trần

Theo kế hoạch thực hiện quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đề ra 3 mục tiêu chính một là tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50% hai là số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 – 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 – 1.200 đô thị ba là đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn dầu ASEAN.

Đô thị hóa là xu hướng tất yếu

Tuy nhiên, ông Nghị khẳng định, đô thị hóa là tất yếu. Dự báo trong tương lai, có đến 2/3 dân số thế giới sẽ ở đô thị và Việt Nam không nằm ngoài xu thế này. Hiện, dư địa phát triển đô thị bền vững ở nước ta còn rất lớn nên ngay từ bây giờ cần chuẩn bị tốt. Về giải pháp phát triển đô thị, ông Nghị cho rằng, với chính quyền địa phương, cần quan tâm, phát huy chủ động, bố trí nguồn lực ngay tại chỗ, nhất là đẩy mạnh đầu tư công để cải thiện chất lượng đô thị song song với quá trình đô thị hóa.

Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đơn vị đồng tổ chức Hội thảo chuyên đề, phát biểu tại hội thảo

Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý tập trung thảo luận về việc hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững, hướng tới tháo gỡ các rào cản để tăng cường vai trò của tư nhân trong xây dựng đô thị thông minh và khuyến khích việc ứng dụng các sáng kiến, công nghệ hiện đại trong phát triển đô thị. Cùng với đó là tìm kiếm các giải pháp trong vấn đề quy hoạch và quản lý thông minh, phát triển hạ tầng ICT, chuyển đổi số, giao thông thông minh, năng lượng thông minh, dịch vụ và tiện ích thông minh…

Tổng hợp tin Chân Phương

 

Bài viết cũ hơn