Đại dịch COVID-19 thúc đẩy quá trình hành động chống biến đổi khí hậu

Năm 2020, thế giới sẽ chứng kiến mức sụt giảm khí thải carbon dioxide (CO2) hàng năm lớn nhất trong lịch sử. Sự tàn phá của COVID-19 và những biện pháp phong tỏa đi kèm đã khiến các phi đội máy bay nằm im trên đường băng, các nhà máy ngừng sản xuất. Lưu lượng giao thông tại các thành phố lớn nhất trên thế giới đều giảm mạnh. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán COVID-19 có thể “quét sạch” nhu cầu quốc tế về than, dầu và khí đốt, chỉ duy nhất năng lượng tái tạo là có khả năng phục hồi.

Dữ liệu sơ bộ từ một số nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy lượng khí thải toàn cầu cũng giảm mạnh. Châu Âu (EU) được dự đoán có thể chứng kiến sự sụt giảm 24% lượng khí thải theo Chương trình Giao dịch Khí thải (ETS) của Liên minh châu Âu (EU) cho cả năm. Khí thải toàn cầu sẽ giảm 5% – một lời nhắc nhở rằng phần lớn khí thải thế giới không đến từ giao thông vận tải.

Tuy nhiên, các nền kinh tế trên thế giới đang dần dỡ bỏ các lệnh phong tỏa. Trung Quốc, nước phát thải khí carbon lớn nhất thế giới, đã đạt mức giảm 25% lượng khí thải trong thời gian phong tỏa kéo dài bốn tuần. Ở Trung Quốc, 87% người được hỏi cho rằng biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như COVID-19 trong dài hạn.

Khoa học, lưỡng đảng và ý chí cộng đồng, cả ba yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng để khắc phục khủng hoảng khí hậu. Cần có sự kết hợp sâu sắc giữa các quyết định chính sách dựa trên lời khuyên khoa học nghiêm túc, với các cam kết của tất cả các cấp chính trị. Đồng thời, tất cả các thành viên trong xã hội chấp nhận chia sẻ các phí tổn tương đối nhỏ của ngày hôm nay, để tránh những mất mát lớn hơn nhiều trong tương lai.

Liệu thế giới thời kỳ hậu COVID-19 sẽ dành sự tôn trọng cho thực tế khoa học và sự kết nối cộng đồng mạnh mẽ hơn trong nỗ lực đối đầu với biến đổi khí hậu? Hay việc gây tê liệt kinh tế và đóng cửa biên giới sẽ cho thấy nhiều hơn nữa sự cô lập và hủy hoại môi trường lớn hơn vì lợi ích kinh tế trong ngắn hạn?

Một vài chính phủ đã báo hiệu sự cần thiết phải thay đổi các tiêu chuẩn môi trường để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các nhóm kinh doanh đang đề xuất rằng việc xây dựng lại các nền kinh tế bị đại dịch tấn công có thể được thực hiện cùng với việc chuyển đổi sang phát thải bằng không. Có lẽ chính sách khí hậu, vốn luôn đi kèm với rất nhiều khó khăn trong lịch sử, sẽ có cơ hội ở một thế giới mới./.

Bài viết cũ hơn