Tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh: Cách tiếp cận mới để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường

Tác giả: ThS. Trần Thị Thanh Ý/ Msc. Tran Thi Thanh Y – Thư ký đề tài Ban Khoa học công nghệ, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam 

Green Building Assessment Standards  –  A new approach to save and efficiently use energy, resources and protect the environment.

Abstract: The article mentions a new approach to save and use energy efficiently, save resources and protect the environment in building construction, by providing green building evaluation standards. This is the result drawn from the scientific research project: Research and Proposal for Green Building Evaluation Criteria” in 2022.

Green building has now become a revolution of the construction industry, in line with the global common Sustainable Development Goal – World Green Building Council (WGBC).

In general, green building is a fundamental solution to both cope with the problem of climate change but also bring additional economic and social benefits to the building. By reducing energy costs, water consumption, waste and other negative environmental impacts, green buildings provide a healthy living environment for occupants.

The basic criteria to evaluate a green building of organizations and countries around the world, usually focus on the following main contents:

– Efficient use of energy, water and other resources;

– Search and use alternative energy such as solar energy, wind energy,…;

– There are solutions to minimize pollution and waste; and at the same time take measures to recycle and reuse reasonably;

– The materials used for the works must be non-toxic and sustainable materials;

– The internal environment of the building must have guaranteed air quality;

– In the process of design, construction and operation, it is necessary to take into account environmental factors and take into account the quality of life.

– Design to ensure compliance with environmental changes.

The standard framework system for green building assessment includes: (1) Sustainable construction sites: Environmental protection and ecological conservation; (2) Energy saving and efficient use of energy; (3) Efficient use of water; (4) Quality of indoor environment; (5) Saving building materials and (6) Operation.

The review and assessment of compliance with the provisions of the regulations and standards will be the basis for state management agencies to have a basis for institutional improvement in order to promote the entire construction industry to develop according to regulations. green and sustainable development direction in the future./.

 

Công trình xanh phát triển năng lượng sạch Beddington ở Anh. Ảnh internet

Bài viết đề cập cách tiếp cận mới để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình, bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh. Đây là kết quả đúc kết từ đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu đề xuất Tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh” năm 2022.

1/ Đặt vấn đề

Công trình xanh hiện nay đã trở thành cuộc cách mạng của ngành xây dựng, phù hợp với mục tiêu Phát triển bền vững chung của toàn cầu – Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) .

Hiện nay, trên thế giới có nhiều bộ tiêu chí đánh giá về Công trình Xanh khác nhau, nhưng đều dựa trên 5 yếu tố cơ bản là: năng lượng, địa điểm bền vững, vật liệu & rác thải, nước và chất lượng không khí trong nhà. Với những ưu thế quan trọng như sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm chi phí vận hành, giảm thiểu tác động tới môi trường trong khi vẫn đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng, các công trình đạt tiêu chí công trình xanh đã mang lại nhiều lợi ích to lớn và đa dạng cho : môi trường, kinh tế và xã hội.

Các công cụ đánh giá công trình xanh của một số quốc gia trên thế giới đã cho thấy hầu hết các quốc gia phát triển vẫn duy trì các hệ thống đánh giá công trình xanh tự nguyện thay vì áp dụng bắt buộc. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, các công trình xây dựng tiêu thụ đến 36% năng lượng và phát thải ra 39% tổng lượng khí thải CO2. Vì vậy nếu chỉ đầu tư xây dựng khoảng 3-5% để làm công trình xanh, chi phí vận hành có thể giảm được từ 14-36% từ đó giảm lượng năng lượng tiêu thụ dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính.

Đây chỉ là một trong những lợi ích cơ bản nhất của công trình xanh. Nhìn chung, công trình xanh là một giải pháp căn cơ để vừa nhằm đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu nhưng cũng đồng thời mang đến các lợi ích kinh tế, xã hội cộng thêm cho công trình. Nhờ việc giảm chi phí năng lượng, giảm tiêu thụ nước, chất thải và các tác động môi trường tiêu cực khác, công trình xanh đem lại môi trường sống thân thiện cho sức khỏe của người sử dụng.

Các tiêu chí cơ bản để đánh giá một công trình xanh của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới, thường tập trung các nội dung chính sau:

– Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác;

– Tìm kiếm và sử dụng các năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…;

– Có các giải pháp giảm thiểu tối đa ô nhiễm, phế thải; đồng thời có các biện pháp tái chế, tái sử dụng hợp lý;

– Các vật liệu sử dụng cho công trình phải là các vật liệu không độc hại và bền vững;

– Môi trường bên trong của công trình phải có chất lượng không khí đảm bảo;

– Trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành cần phải tính đến các yếu tố môi trường và tính đến chất lượng cuộc sống.

– Thiết kế đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trường.

Việt Nam hiện đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ rất nhanh. Tới năm 2050, 60% dân số sẽ sinh sống tại các thành phố. Quá trình đô thị hóa này đem đến những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đầy thách thức đối vứi quá trình phát triển bền vững của các đô thị Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trong của vấn đề này, bộ tiêu chí đánh giá của công trình xanh ở Việt nam đã được một số tổ chức và cơ quan nghiên cứu  như Bộ tiêu chí LOTUS – hệ thống đánh giá công trình xanh do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ và là thành viên của Hội đồng Công trình Xanh Thế giới);  Bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh do Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam biên soạn;  Bộ tiêu chí chứng nhận công trình xanh do Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng.

Các bộ tiêu chí trên được các tổ chức, chủ đầu tư tự lựa chọn khi tham gia vào các hoạt động đăng ký, đánh giá và chứng nhận CTX ở Việt Nam. Tuy nhiên do đây là hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện nên thực tế, số lượng công trình được cấp chứng chỉ CTX của Việt Nam vẫn còn là con số rất khiêm tốn. Các bộ công cụ đánh giá công trình xanh được áp dụng tại Việt Nam chủ yếu đều sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài nên nhiều tiêu chí khó đánh giá và kiểm soát trong quá trình thiết kế và xây dựng công trình. Vì vậy, việc xây dựng khung tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh phù hợp với điều kiện của Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà Việt Nam là quốc gia đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 taị Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021.

2/ Thực trạng về phát triển công xanh tại Việt Nam

Khi thừa nhận định nghĩa về “Công trình xanh” tức là chúng ta đã xác định các yếu tố chi phối, đó là:

  • Quy hoạch tổng thể bền vững.
  • Hiệu quả sử dụng nước.
  • Nguồn năng lượng sạch và hiệu quả
  • Vật liệu và nguồn nguyên vật liệu bền vững
  • Chất lượng môi trường trong nhà

Ngoài ra, cần phải chú ý đến:

  • Đổi mới và cách tân trong xây dựng
  • Quản lý và sử dụng vận hành (trước, trong và sau khi xây dựng công trình) và một số các yếu tố khác. Các yếu tố này phải được đánh giá một cách chính xác.

Mối liên hệ giữa các yếu tố này đòi hỏi trong cả quá trình xác lập một hệ thống đánh giá và chứng thực rõ ràng, lấy phương thức định lượng để kiểm tra hiệu quả đạt được mục tiêu sinh thái của thiết kế kiến trúc, dùng những chỉ tiêu nhất định để so sánh mức độ thực hiện tính năng môi trường mong muốn đã đạt được.

Hệ thống đánh giá không chỉ là những tiêu chí kiểm nghiệm “công trình xanh”, mà cón đưa ra những quy định, nhằm thúc đẩy nghiên cứu nhiều hơn các yếu tố môi trường trong quá trình thiết kế, vận hành, quản lý và bảo vệ, hướng kiến trúc phát triển trên quỹ đạo tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, coi trọng hiệu quả kinh tế.

Phát triển công trình xanh tại Việt Nam hiện đang được Chính phủ, các nhà đầu tư, các cơ quan nghiên cứu khoa học quan tâm và hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu.

Nhờ vào quá trình phát triển của Công trình Xanh tại Việt Nam, tính đến tháng 4 năm 2020, Việt Nam có gần 150 công trình được công nhận Công trình Xanh theo các bộ công cụ đánh giá khác nhau: LEED, EDGE, LOTUS, Green Mark.

Hình 1: Dolphin Plaza Hà Nội (KTS Tan Jiam Woei – Singapore)

Tuy nhiên đây là một con số rất khiêm tốn. Trong thực tế tại Việt Nam, việc triển khai nhân rộng mô hình “công trình xanh” vẫn còn kém hiệu quả bởi còn nhiều hạn chế tử khung thể chế và pháp lý; đến nhận thức và thiếu những quy định hướng dẫn phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3/ Đề xuất khung tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh phù hợp với điều kiện Việt Nam

Để công trình đạt được các tiêu chí công trình xanh, thì giải pháp thiết kế, xây dựng phải bao gồm cả giải pháp thụ động và giải pháp chủ động. Giải pháp thụ động  là các giải pháp tự thân của công trình (về thiết kế kiến trúc, tổ chức lớp vỏ bao che, kết cấu và vật liệu xây dựng, tổ chức không gian gắn với vật lý kiến trúc). Còn giải pháp chủ động là các giải pháp về sử dụng lắp đặt các hệ thống thiết bị xanh/tiết kiệm năng lượng/thân thiện môi trường (như hệ thống thông gió điều hòa biến tần VRV, đèn LED chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, pin quang điện áp mái, nước nóng năng lượng mặt trời…).

Trung quốc là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong nghiên cứu và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Năm 2019 , Trung Quốc ban hành tiêu chuẩn GB/T 50378- 2019 – Tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh. Nội dung của tiêu chuẩn này phù hợp yêu cầu xây dựng khung tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh của Việt Nam.  Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đã đề xuất  khung tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh trên cơ sở dựa vào GB/T 50378-2019.

Hệ thống khung tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh bao gồm : (1) Địa điểm xây dựng bền vững: Bảo vệ môi trường và bảo tồn sinh thái; (2) Tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng ; (3) Hiệu quả sử dụng nước; (4) Chất lượng môi trường trong nhà; (5) Tiết kiệm vật liệu xây dựng và (6) Vận hành.

  Hình 2. Tòa nhà zero năng lượng ở Singapore

Trong đề xuất này chưa bao gồm phần đánh giá % đạt được và cho điểm theo các tiêu chí. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu bởi mỗi một tiêu chuẩn/ tiêu chí  cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của mỗi quốc gia.

4/ Kết luận

Bộ khung tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá hoạt động xanh của các tòa nhà dân dụng (bao gồm nhà ở và các công trình công cộng), bao gồm những quy định cơ bản cần đạt được, đáp ứng các định mức đã được quy định trong hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành có liên quan về địa điểm xây dựng bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái; hiệu quả sử dụng năng lượng, nước, vật liệu và chất lượng môi trường trong nhà phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Việc xem xét, đánh giá mức độ tuân thủ thực hiện theo các quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở hoàn thiện thể chế nhằm thúc đẩy toàn ngành xây dựng phát triển theo hướng phát triển xanh, bền vững trong tương lai./.

 

Bài viết cũ hơn